Một doanh nghiệp muốn tồn tại, hoạt động hiệu quả đều phải dựa vào hoạt động bán hàng, cho dù là bán sản phẩm, bán dịch vụ, hay bán công nghệ, thì đội ngũ bán hàng và kỹ năng bán hàng là yếu tố then chốt đem đến một con số doanh thu kỳ vọng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp muốn tồn tại, hoạt động hiệu quả đều phải dựa vào hoạt động bán hàng, cho dù là bán sản phẩm, bán dịch vụ, hay bán công nghệ, thì đội ngũ bán hàng và kỹ năng bán là yếu tố then chốt đem đến một con số doanh thu kỳ vọng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đã từ lâu, các thuật ngữ “kỹ năng bán hàng trực tiếp”, “văn hoá bán hàng” hay “tuyệt chiêu bán hàng” đã không còn quá xa lạ với mỗi chúng ta.
Vậy kỹ năng bán hàng là gì?
Bán hàng là nghệ thuật thuyết phục người khác làm một việc mà bạn không có quyền bắt người ta làm. Cụ thể ở đây là bạn thuyết phục khách hàng mua hoặc sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty bạn.
Trong thời buổi công nghệ phát triển như ngày nay, để bán được hàng, ngoài phương thức truyền thống là bán hàng, còn có nhiều cách tiếp cận tới đối tượng khách hàng mục tiêu như bán hàng qua điện thoại, qua internet… Nhưng bán hàng trực tiếp là phương thức được sử dụng phổ thông nhất từ lâu đời nay.
Vậy hôm nay chúng ta cùng bàn về kỹ năng bán hàng trực tiếp, phương thức bán hàng giúp khách hàng tiếp cận nhanh nhất với sản phẩm, dịch vụ của công ty. Ở đây, nhân viên bán hàng và khách hàng gặp gỡ trực tiếp để trao đổi về thông tin sản phẩm và đàm phán về mức giá cũng như các điều khoản khách đi kèm trong và sau quá trình bán hàng.
Kỹ năng bán hàng và những bài học thú vị
Những chiến binh bán hàng không “lôi kéo” hay “ép buộc” khách hàng mua sản phẩm của mình mà đơn giản là giúp khách hàng tìm ra giải pháp để giải quyết những vấn đề của chính họ.
Thể hiện sự chu đáo với khách hàng
Một trong những điều luật “bất thành văn” của những người làm nghề bán hàng là: “Khách hàng là thượng đế”
Điều 1: Khách hàng luôn luôn đúng
Điều 2: Nếu khách hàng sai, xem lại điều 1
Trên thực tế, không phải khách hàng lúc nào cũng đúng bởi họ đâu phải thánh nhân, họ cũng chỉ là người trần mắt thịt, với vô vàn cung bậc cảm xúc hỉ, nộ, ái, ố, tham, sân, si giống như người bán hàng.
Điều quan trọng là trong bất cứ trường hợp nào, người bán hàng phải luôn luôn tôn trọng khách hàng, đối xử với khách hàng bằng sự chân thành với phong thái phục vụ chuyên nghiệp nhất có thể. Xong thực tế bán hàng xung quanh chúng ta lại không được như vậy. Họ chỉ chăm chăm đến khâu bán, làm sao bán được nhiều hàng nhất với giá cao nhất mà họ có thể “chặt chém” được mà quên đi việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng và nắm bắt thông tin về nhu cầu của khách hàng.
Một nhân viên bán hàng chuyên nghiệp không thể thiếu 3 thứ: kiến thức, kỹ năng, và thái độ
Vậy là một nhân viên bán hàng, ít nhất bạn phải có kiến thức, hiểu biết nhất định về sản phẩm, về công ty, khách hàng và cả đối thủ cạnh tranh.
Những kỹ năng về giao tiếp, đàm phán, xử lý tình huống và kết thúc hợp đồng sẽ cần bạn trau dồi dần qua quá trình làm việc. Cả hai thứ trên đều yêu cầu bạn phải làm thành thục, tuy nhiên tuy nhiên bạn hãy nhớ, kiến thức, kỹ năng bạn đều có thể học hỏi, được đào tạo, huấn luyện. Duy chỉ có thái độ là do chính bạn quyết định, và thái độ là yếu tố quyết định để lấy được thiện cảm và sự quan tâm của khách hàng, giúp bạn kéo khách hàng về phía mình.
Một quy trình bán hàng chuẩn là khi người bán dành nhiều thời gian và tâm sức nhất cho khâu xây dựng quan hệ với khách hàng, tiếp đến là nắm bắt thông tin khách hàng, sau đó mới thuyết trình về sản phẩm và bán hàng là khâu cuối cùng kết thúc một chu trình sale. Khi thực hiện tốt 3 khâu đầu tiên, thì thành công ở khâu cuối cùng là điều chắc chắn.
Tuy nhiên, một quy trình bán hàng chuẩn vẫn chưa đủ khi mà khách hàng không mấy quan tâm đến thông tin sản phẩm hay những gì bạn đang nói với họ và bỏ đi ngay ở đoạn đầu câu chuyện.
Kỹ năng bán hàng hiệu quả trong 30s
Cách thức bạn truyền đạt câu chuyện đằng sau các sản phẩm hay dịch vụ của công ty bạn luôn đồng nghĩa với sự khác biệt giữa việc tạo ra một giao dịch bán hàng hay đơn thuần chỉ là những lời giới thiệu suông.
Cách thức dễ dàng nhất để xây dựng một bản chào hàng hoàn hảo và súc tích đó là đặt ra 4 câu hỏi đơn giản sau:
1. Động cơ kinh doanh, công ty, sản phẩm hay dịch vụ của mình là gì?
2. Những vấn đề nào mình giải quyết (hay những yêu cầu nào mình đáp ứng)?
3. Mình khác biệt như thế nào?
4. Tại sao mọi người nên quan tâm tới mình?
Việc trả lời cho các câu hỏi trên sẽ giúp bạn có được những bước khởi đầu mạnh mẽ trong khi xây dựng được một định hướng cho phần còn lại của bài trình bày, giới thiệu.
Tìm hiểu và gợi mở nhu cầu cho khách hàng
Một nhân viên bán hàng giỏi không chỉ bán đúng cái khách hàng cần, mà còn gợi mở thêm nhu cầu cho khách hàng, để họ sử dụng thêm các sản phẩm khác của công ty.
Khách hàng sẽ chỉ mua hàng khi nó mang lại lợi ích cho họ, phù hợp với nhu cầu của họ.Nhiệm vụ của một người bán hàng là phải suy đoán được nhu cầu của khách hàng, cả nhu cầu hiện tại và nhu cầu tiềm ẩn. Nguyên tắc là “muốn ngựa uống nước, hãy đừng dìm đầu nó xuống nước, mà hãy cho nó ăn thật nhiều muối. Là một người bán hàng giỏi, bạn cần thông minh hơn nhiều để đặt câu hỏi đúng và trúng, rồi sau đó duy trì sự kiểm soát và kéo khách hàng vào cuộc theo ý bạn.
Kỹ năng bán hàng trực tiếp là cả một kho tàng mà bạn cần phải học hỏi, khám phá qua quá trình làm việc và tích lũy kinh nghiệm, qua việc xử lý những tình huống gặp phải trong quá trình bán hàng. Để trở thành một người bán hàng giỏi, có kỹ năng bán hàng trực tiếp ở trình độ cao, bạn cần phải khôn ngoan và tinh ý hơn nhiều đấy.