Một trong những kỹ năng mềm quan trọng nhất đó chính là kỹ năng giải quyết vấn đề. Nó không chỉ ứng dụng trong công việc mà còn giúp ích nhiều trong cuộc sống. Hãy cùng tìm hiểu cách người thông minh giải quyết vấn đề như thế nào nhé!
Bạn không thể chuẩn bị trước mọi thứ, sẽ có những tình huống bất ngờ luôn diễn ra. Do đó kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ giúp bạn bình tĩnh nhìn nhận sự việc và có hướng xử lý phù hợp nhất. Trong công việc chúng ta sẽ liên tục phải tiếp xúc với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau với sứ mệnh mang đến sản phẩm, dịch vụ hoàn hảo nhất. Hiểu rõ cách giải quyết vấn đề, bạn sẽ luôn là nhân viên chuyên nghiệp.
Các bước giải quyết vấn đề hợp lý
Hiểu nguồn gốc và Phân tích vấn đề
Muốn giải quyết triệt để, bạn cần nắm chắc cách nhìn nhận một vấn đề. Đầu tiên, hãy tìm hiểu về nguồn gốc xuất phát và thời điểm vấn đề xuất hiện. Khi chúng ta đã tìm ra chính xác nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, bạn sẽ có giải pháp hiệu quả hơn.
Nhìn nhận vấn đề từ nhiều khía cạnh
Hãy mở rộng tầm nhìn từ nhiều khía cạnh khác nhau, không nên nhìn nhận chúng chỉ từ một góc góc độ để hiểu được mấu chốt của vấn đề. Từ đó bạn biết mình đã làm gì, chưa làm gì và nên làm gì để giải quyết khúc mắc đó. Việc tập trung chỉ vào một chi tiết nhỏ có thể xử lý ngay vấn đề lúc đó nhưng hiệu quả lâu dài lại khó thành công.
Lựa chọn giải pháp phù hợp
Sau khi đánh giá, đề xuất các giải pháp có thể giải quyết được vấn đề. Sau khi đã cân nhắc những ưu nhược điểm thì bạn lựa chọn được hướng xử lý phù hợp nhất. Hãy nhớ rằng, giải pháp không chính xác sẽ khiến vấn đề rơi vào bế tắc, vì vậy hãy cẩn trọng trong mọi suy nghĩ và hành động.
Thực hiện giải pháp
Tiến hành giải quyết sớm thì vấn đề càng nhanh chóng được xử lý ổn thỏa. Đây cũng là khâu quan trọng trong kỹ năng giải quyết vấn đề, vì trực tiếp hành động có thể xảy ra một vài tình huống phát sinh. Mỗi người cần có dự tính trước cụ thể và sẵn sàng chủ động đối phó với điều đó.
Đánh giá kết quả hành động
Sau 4 bước giải quyết vấn đề trên, bạn cần đánh giá kết quả vấn đề sau khi được giải quyết. Ví dụ trong môi trường doanh nghiệp, bạn đang làm về ngành dịch vụ. Bạn cần:
- Tiếp nhận thông tin một cách ân cần, chân thành, xin lỗi quý khách về sự cố đáng tiếc này.
- Đề nghị khách hàng cung cấp thông tin về nhân viên/ bộ phận khiến khách khó chịu để phản hồi nội bộ nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ.
- Liên lạc với cấp Quản lý để báo cáo tình hình, tìm hiểu vấn đề, phối hợp với các bộ phận liên quan để chấn chỉnh kịp thời.
- Sau khi xử lý vấn đề, bạn kiểm tra sự hài lòng của khách.
Như vậy, việc tổng kết toàn bộ quá trình giúp bạn có cái nhìn tổng quát để đánh giá kết quả thực hiện. Đồng thời, bạn rút ra bài học kinh nghiệm để hành động tốt hơn ở lần sau hoặc khi có vấn đề tương tự.
Kỹ năng giải quyết vấn đề luôn là “thần hộ mệnh” cho nhiều tình huống phát sinh ngoài kế hoạch. Hãy nhanh chóng tìm hiểu kỹ năng giải quyết vấn đề là gì cũng như các bước thực hiện hoàn chỉnh nhất. Hy vọng bạn sẽ luôn giữ thái độ bình tĩnh và khi có sự cố xảy ra, đừng vội nản chí mà hãy tìm cách giải quyết triệt để nhé!