Nghệ Thuật Thuyết Phục Không Làm Người Nghe Khó Chịu

Trong công việc, thường xuyên hoặc đôi khi bạn sẽ phải cần đi thuyết phục người khác vì một điều gì đó. Chẳng hạn như với việc bán một sản phẩm. để được chấp thuận tăng lương hoặc đơn giản chỉ là cố gắng để giành được phần thắng trong cuộc tranh luận nào đó. Bất kể là vấn đề gì, nghệ thuật thuyết phục đều rất cần thiết. Nếu bạn càng hối thúc và dồn dập thì mọi người sẽ có xu hướng phòng thủ. Họ sẽ trở nên khó chịu và mục tiêu bạn đặt ra sẽ không thể được thực hiện.

Thuyết phục thực sự là một nghệ thuật. Đó là sự cho đi và nhận lại. Nó cho phép người nghe có thể đưa ra quyết định theo tốc độ của riêng họ một cách bình tĩnh. Dưới đây là một số nghệ thuật thuyết phục hiệu quả nhưng không tạo sự khó chịu cho người nghe mà bạn có thể áp dụng để trở thành một người giỏi kỹ năng giao tiếp này.

Nghệ Thuật Thuyết Phục Không Làm Người Nghe Khó Chịu
1. Cho họ thấy những gì họ muốn và cần

Thông thường, mọi người sẽ cố gắng để bảo vệ quan điểm của mình và có xu hướng kiểm soát bản thân từ chối những điều bạn muốn nói. Hãy gắng phá vỡ rào cản này bằng cách sử dụng nhiều hình ảnh.

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng người đưa ra minh họa cho lập luận của họ bằng những phương tiện trực quan có thể đạt được hiệu quả cao hơn 43% so với những người không sử dụng trong việc thuyết phục đối phương. Biểu đồ, đồ thị, hình ảnh hoặc bản phác thảo khiến người nghe có thể hình dung ra mọi thứ một cách rõ ràng, thậm chí còn có cách nhìn mới mẻ hơn.

Trong trường hợp không có các công cụ này, hãy kể một câu chuyện để mọi người có thể mường tượng ra được. Bạn cần chắc chắn câu chuyện của mình thật ngắn gọn. Đây là điều cần thiết giúp bạn có thể giải thích quan điểm của mình một cách dễ hiểu hơn. Đặc biệt là những người không có nền tảng và hiểu biết trong lĩnh vực bạn đang đề cập. 

Nghệ Thuật Thuyết Phục Không Làm Người Nghe Khó Chịu
2. Chia sẻ cả mặt tích cực lẫn tiêu cực

Việc chia sẻ về một hoặc hai quan điểm đối lập của vấn đề sẽ có sức thuyết phục hơn là bạn chỉ dựa vào mỗi lập luận của mình. Có rất ít ý tưởng hoặc đề xuất nào là thực sự hoàn hảo và người nghe họ biết rất rõ điều đó. Bởi vậy, hãy thảo luận cả những tiêu cực tiềm ẩn của vấn đề và chỉ ra cách bạn sẽ giảm thiểu hoặc khắc phục chúng thay vì né tránh. Người nghe có nhiều khả năng sẽ bị thuyết phục khi họ thấy bạn biết và đề cập tới những mối nghi ngờ của họ.

Trong khi thực hiện, hãy cố gắng kiểm soát cảm xúc để không tranh cãi hoặc thể hiện thái độ quyết liệt cho rằng là mình đúng. Điều này sẽ khiến người nghe không thoải mái và đặt họ vào thế phòng thủ. Họ sẽ khó hoặc thậm chí là không tiếp nhận những gì bạn nói. Thay vào đó, hãy thừa nhận những mặt không đúng của vấn đề rồi sau đó cố gắng hết sức để chứng tỏ tại sao mình vẫn đúng.

Nghệ Thuật Thuyết Phục Không Làm Người Nghe Khó Chịu
3. Hãy tò mò

Bạn đã từng nghe câu chuyện kể về gió và mặt trời tranh cãi nhau việc ai có thể cởi áo khoác của người đàn ông? Gió hết sức thổi thật mạnh nhưng điều này lại khiến người đàn ông cố quấn chiếc áo chặt hơn. Đây có thể xem chính là hành động thúc giục người khác. Trong khi đó, mặt trời chỉ đơn giản là chiếu ánh nắng, người đàn ông tự động cởi chiếc áo ra. 

Qua câu chuyện này, có thể thấy, để tạo ảnh hưởng đến ai đó, cách tốt nhất là bạn phải điều chỉnh những gì mình muốn phù hợp với những gì người nghe muốn. Điều đó có nghĩa là bạn phải bắt đầu vấn đề bằng việc tìm hiểu nhu cầu của họ. Và cách hiệu quả để tìm ra điều đó chính là hỏi họ những câu hỏi rõ ràng và chính xác.

4. Tìm ra một lý do chính đáng

Một trong những cách tốt nhất để có được sức thuyết phục, đó là cần trả lời được câu hỏi: Bạn mang đến cho họ lợi ích gì?

Trước khi đưa ra yêu cầu người khác làm bất cứ điều gì, bạn nên cho họ một lý do. Tại sao họ nên làm điều đó vì lợi ích tốt nhất của họ. Nếu đã có một lý do được coi là chính đáng thì bạn sẽ không cần thúc giục. Khi đó, người nghe họ sẽ tự động thực hiện.

Nghệ Thuật Thuyết Phục Không Làm Người Nghe Khó Chịu
5. Khách quan, vô tư

Mọi người có xu hướng sẽ dễ bị thuyết phục bởi những người họ quen biết, yêu mến và tin tưởng. Để làm được điều này, bạn cần trở nên khách quan và vô tư hơn. Chẳng hạn, là một nhân viên bán hàng, thông thường bạn sẽ cần tập trung vào việc tìm kiếm khách hàng, chốt sales và hoa hồng.

Nếu bạn cố tách bản thân ra khỏi nhu cầu cá nhân bên trên để gần gũi hơn với khách hàng, họ sẽ tự biết bạn có sự quan tâm đặc biệt tới họ. Bạn có thể được họ tin tưởng và nhiều khả năng họ sẽ thực hiện hành động mà bạn muốn. Vì lợi ích tốt nhất họ có được, chứ không phải của bạn.

Những người có khả năng thuyết phục thường sẽ bị phụ thuộc rất nhiều vào trí tuệ cảm xúc (EQ). Họ dùng nó để giao tiếp hiệu quả với đồng nghiệp, cấp trên và khách hàng của mình. Để có khả năng thuyết phục, điều quan trọng là bạn không trở nên quá khích và khiến người khác khó chịu. Sự khác biệt rõ ràng nhất giữa sự thuyết phục và sự thúc đẩy có thể là việc cân bằng khó khăn để thực hiện. Vì vậy hãy gắng áp dụng những gợi ý trên đây để có thể trở thành người sở hữu nghệ thuật thuyết phục hiệu quả hơn nhé.